P&L Statement (Báo cáo kết quả kinh doanh) – Định Nghĩa và Ý Nghĩa

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là P&L Statement, là loại báo cáo giúp doanh nghiệp đo lường và hiểu rõ về hiệu suất tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng PSO phân tích chi tiết từ định nghĩa đến ứng dụng của P&L Statement trong quản lý kế toán.

P&L Statement là gì? 

Báo cáo kết quả kinh doanh (P&L Statement) là một báo cáo tài chính tổng hợp (financial statement), cho phép doanh nghiệp theo dõi và đánh giá lợi nhuận (revenues) và chi phí (expenses) trong khoảng thời gian cụ thể. P&L Statement được các nhà quản lý  dùng để phân tích tình hình tài chính của một công ty hay doanh nghiệp.

Dưới đây là những điểm nổi bật về P&L Statement:

  • P&L Statement là 1 trong 3 báo cáo tài chính mà hầu như mọi công ty đại chúng (public company) đều phát hành hàng quý hoặc hàng năm, đi cùng với bảng cân đối kế toán (balance sheet) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (financial statement).
  • Khoảng thời gian nhất định thường được sử dụng để tổng hợp báo cáo P&L Statement là một quý (quarter) hoặc một năm tài chính (fiscal year) tuỳ theo doanh nghiệp.
  • Phân tích 3 bảng báo cáo tài chính cùng lúc sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả tài chính tổng thể của một công ty.
  • Báo cáo được lập theo phương pháp tiền mặt (cash) hoặc phương pháp kế toán dồn tích (accrual).
  • P&L Statement cung cấp góc nhìn tổng quan nhất khi các con số được quan sát qua từng kỳ kế toán khác nhau
Ví dụ mẫu về P&L Statement (Báo cáo kết quả kinh doanh)
Ví dụ mẫu về P&L Statement (Báo cáo kết quả kinh doanh)

Phương thức tổng hợp P&L Statement

Báo cáo kết quả kinh doanh được tổng hợp theo một trong hai phương thức sau:

Phương thức 1: Kế toán tiền mặt (Cash method)

Phương pháp kế toán tiền mặt chỉ được sử dụng khi có giao dịch tiền trong doanh nghiệp. Kế toán tiền mặt chỉ tính tiền mặt nhận hoặc trả. Doanh nghiệp ghi lại các giao dịch dưới dạng doanh thu bất cứ khi nào nhận được tiền mặt và là khoản nợ bất cứ khi nào tiền mặt được sử dụng để thanh toán hóa đơn hoặc nợ phải trả. Phương pháp này chỉ phổ biến các công ty nhỏ hơn cũng như những người muốn quản lý tài chính cá nhân.

Phương thức 2:  Kế toán dồn tích (Accrual method)

Phương pháp kế toán dồn tích ghi lại doanh thu tại thời điểm phát sinh giao dịch. Công ty sử dụng phương pháp dồn tích sẽ tính số tiền mà công ty dự kiến sẽ nhận được trong tương lai (kể cả khi giao dịch chưa được thanh toán). Ví dụ: một công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng sẽ ghi lại doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh P&L (Statement), mặc dù công ty đó chưa nhận được khoản thanh toán. Tương tự, nợ phải trả được hạch toán ngay cả khi công ty chưa thanh toán bất kỳ chi phí nào.

Sự khác biệt giữa P&L Statement và Balance Sheet? Ứng dụng của P&L Statement  

Báo cáo P&L của một công ty cho thấy thu nhập, chi tiêu và lợi nhuận của công ty đó trong một khoảng thời gian. Mặt khác, bảng cân đối kế toán cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài sản và nợ phải trả vào một ngày nhất định. Bảng cân đối kế toán thường được trình bày vào ngày cuối cùng của năm tài chính công ty. Các nhà đầu tư sử dụng bảng cân đối kế toán để hiểu sức mạnh tài chính của công ty, so sánh số lượng và chất lượng tài sản của công ty với các khoản nợ của công ty.

P&L Statement là công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định chiến lược và quản lý rủi ro tài chính. Không chỉ cung cấp thông tin về lợi nhuận, P&L Statement còn giúp quản lý và nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, kết hợp thêm thông tin từ hai báo cáo tài chính còn lại.

Ứng dụng Profit & Loss Statement
Dựa vào thông tin doanh thu và lợi nhuận trong P&L Statement, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời đồng thời đưa ra chiến lược giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp.

Dễ thấy, nhà đầu tư có thể tính toán lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty bằng cách so sánh thu nhập ròng (net income) của công ty đó (như thể hiện trên P&L Statement) với mức vốn chủ sở hữu của cổ đông (như thể hiện trên Balance Sheet).

Kết 

Báo cáo P&L tóm tắt doanh thu, chi phí và chi phí của một công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một trong ba báo cáo tài chính mà các công ty đại chúng phát hành hàng quý và hàng năm – hai báo cáo còn lại là bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của một công ty và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.