Học qua trải nghiệm – Lợi ích Project-based Learning so với phương pháp truyền thống
Mục lục
- Project-based Learning – phương pháp đặt học viên làm trung tâm
- 3 khác biệt lớn giữa phương pháp Project-based Learning và phương pháp học truyền thống
- 5 bước triển khai Project-based Learning
- 7 lợi ích nổi bật từ phương pháp Project-based Learning
- Học phương pháp Project-based Learning tại PSO như thế nào?
- Kết
Một trong những phương pháp được ưa chuộng và hiệu quả trong hệ thống giáo dục hiện đại là Project-based learning (PBL). Cùng PSO khám phá sâu hơn về định nghĩa PBL, sự khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống, các lợi ích và ứng dụng PBL để học viên nâng cao trải nghiệm học tập.
Project-based Learning – phương pháp đặt học viên làm trung tâm
Project-based Learning là phương pháp giáo dục tập trung vào học viên (student-centered), xoay quanh việc hoàn thành các dự án hoặc nhiệm vụ được thiết kế để giải quyết các vấn đề hoặc thách thức trong thế giới thực.
Ngược lại với các phương pháp tiếp cận dựa trên bài giảng truyền thống, PBL đề cao tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, hợp tác và kỹ năng giao tiếp. Trong phương pháp PBL, học viên chủ động áp dụng những gì đã học vào tình huống thực tế, giúp trải nghiệm học tập trở nên ý nghĩa và phong phú.
Các lớp học tích hợp PBL không chỉ khuyến khích đức tính học tập suốt đời mà còn thu hút sự quan tâm của học viên và giúp họ xác định được những lộ trình nghề nghiệp thú vị. Học viên cũng có cơ hội thực hành các kỹ năng mềm như mở rộng mạng lưới và làm việc nhóm cùng với tư duy phân tích và lập ngân sách.
3 khác biệt lớn giữa phương pháp Project-based Learning và phương pháp học truyền thống
Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa PBL và dự án bao gồm những yếu tố sau:
Tình huống thực tế
Không giống như các dự án, PBL dựa trên các tình huống thực tế. học viên hợp tác để giải quyết một vấn đề có thể xảy ra trong thực tế và có tính liên quan đến chủ đề học tập.
Tinh thần chủ động của học viên
Học viên là người dẫn dắt và làm việc thông qua các vấn đề phát sinh trong PBL cùng nhau. Giảng viên thường tạo điều kiện, hướng dẫn thay vì giảng dạy.
Tính linh hoạt
Các dự án thường có yêu cầu cố định. Thông thường, giảng viên đưa ra các dự án và quyết định cách hoàn thành. Thêm vào đó, các dự án đi kèm với các tiêu chí rất cụ thể phải được đáp ứng để đạt được điểm số tốt nhất. PBL linh hoạt hơn vì khuyến khích học viên thử nghiệm đa dạng lý thuyết giúp cải thiện và phát triển dự án.
5 bước triển khai Project-based Learning
Trọng tâm của Project-based learning là nguyên tắc của việc thực hành, trải nghiệm. Dưới đây là 5 bước triển khai Project-based learning:
Khởi đầu dự án
Học viên được giới thiệu với một vấn đề hoặc thách thức thực tế trong thế giới liên quan đến lĩnh vực học. Ví dụ, tạo ra một chiến lược marketing cho một công ty khởi nghiệp đến phân tích dữ liệu tài chính cho một tập đoàn đa quốc gia.
Nghiên cứu và lập kế hoạch
Các nhóm tham gia vào việc nghiên cứu một cách sâu sắc để hiểu vấn đề, xác định các giải pháp tiềm năng và phát triển một kế hoạch theo dự án. Giai đoạn này bao gồm việc thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích thị trường và tham khảo các tài liệu và nguồn thông tin liên quan.
Thực hiện và hợp tác
Với một kế hoạch vững chắc, học viên hợp tác chặt chẽ để thực hiện dự án. Mỗi thành viên trong nhóm mang lại các kỹ năng và quan điểm độc đáo, tạo ra một cách tiếp cận chủ động và đa ngành trong việc giải quyết vấn đề.
Xem lại và điều chỉnh
Trong suốt vòng đời dự án, học viên xem lại tiến độ, thách thức và những kinh nghiệm học hỏi. Thực hành nhìn nhận lại quá trình cho phép việc cải tiến liên tục và làm rõ các chiến lược.
Trình bày và đánh giá
Kết thúc các dự án PBL thường bao gồm các bài thuyết trình hoặc trình bày sản phẩm của học viên. Bạn học, giảng viên và các chuyên gia ngành cung cấp phản hồi và đánh giá, làm phong phú thêm trải nghiệm học tập của học viên.
7 lợi ích nổi bật từ phương pháp Project-based Learning
Phương pháp Project-based learning mang lại cho học viên một trải nghiệm giáo dục phong phú và sâu sắc. Một số lợi ích chính bao gồm:
Động lực học tập
PBL giúp học viên tham gia tích cực vào quá trình học bằng cách làm việc trên các dự án có liên quan và thú vị với lĩnh vực nghiên cứu của họ, giúp học viên có thêm động lực để trau dồi và áp dụng kiến thức.
Kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
PBL yêu cầu học viên phân tích thông tin, tư duy một cách phản biện và giải quyết các vấn đề phức tạp. Qua quá trình hoàn thành các dự án, học viên phát triển những kỹ năng quan trọng này có thể áp dụng trong nhiều môn học và tình huống thực tế.
Hợp tác và làm việc nhóm
PBL thường liên quan đến làm việc nhóm, khuyến khích sự hợp tác giữa các học viên. Điều này giúp học viên phát triển các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và giải quyết xung đột, rất quan trọng trong cả môi trường học tập và chuyên nghiệp.
Trải nghiệm học tập chân thực
Các dự án trong PBL thường được thiết kế để mô phỏng các tình huống thực tế, mang lại cho học viên trải nghiệm học tập chân thực. Điều này giúp học viên hiểu được sự liên quan của việc học và cách áp dụng kiến thức trong các tình huống thực tế ngoài lớp học.
Sáng tạo và đổi mới
PBL khuyến khích học viên suy nghĩ sáng tạo và đổi mới khi thiết kế và thực hiện các dự án. Điều này tạo ra một tinh thần sáng tạo và khuyến khích học viên khám phá ý tưởng và phương pháp mới trong cách giải quyết vấn đề.
Tính chủ động
Trong PBL, học viên chủ động về quá trình học và chịu trách nhiệm cho dự án của mình, điều này có thể dẫn đến việc có nhiều động lực và tích cực nghiên cứu thêm nhiều tài liệu.
Ghi nhớ lâu
PBL liên quan đến học tập chủ động và áp dụng kiến thức vào thực tế, học viên có khả năng ghi nhớ thông tin được học lâu hơn so với các phương pháp dạy truyền thống dựa trên bài giảng.
“Giá trị của việc học thông qua trải nghiệm vô cùng lớn, học viên có thể duy trì ngay cả sau khi họ tốt nghiệp” – TS. Terri C. Albert, Chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực học thực nghiệm (experiential learning programs) với các trường Kinh doanh nổi tiếng trên thế giới như Chicago Booth, Kellogg, NYU Stern.
Học phương pháp Project-based Learning tại PSO như thế nào?
Điểm khác biệt chính giữa phương pháp PBL và giảng dạy truyền thống là cách tích hợp lý thuyết và áp dụng vào các tình huống thực tế. Tuy cùng truyền đạt các khung kiến thức nền tảng, PBL thiên về chủ động ứng dụng bằng cách giúp học viên áp dụng các kiến thức đã học và giải quyết các vấn đề cụ thể, thực tiễn xuất hiện trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc triển khai các phương pháp xử lý vấn đề không thể thiếu nền tảng lý thuyết hoặc các kiến thức từ bài học, thậm chí cần có sự ứng dụng kịp thời từ các bài tập thực hành trong quá trình học.
Trong chương trình Thạc sĩ Kinh doanh, học viên được thực hành trực tiếp phương pháp Project-based Learning thông qua môn học mô phỏng giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp giúp phát triển kỹ năng đưa ra quyết định và hoạch định chiến lược. Với nền tảng background và kinh nghiệm phong phú, học viên lần lượt đưa ra góc nhìn đa dạng để tìm ra giải pháp sáng tạo.
Bên cạnh đó, mô hình lớp học MBA Talk được nhà trường tổ chức mỗi cuối tuần tạo môi trường gặp gỡ giữa học viên – giảng viên – chuyên gia; từ đó, học viên có thể quan sát cách áp dụng kiến thức học thuật vào tình hình kinh doanh thực tế. Trong buổi hội thảo, các khách mời sẽ cùng thảo luận, chia sẻ nhiều vấn đề, tình huống thực tiễn trong kinh doanh nhằm cung cấp kiến thức theo hướng chuyên sâu, đúng triết lý đào tạo PSO (Problem Solving in Organization).
Trong các khóa học ngắn hạn, nhà trường ưu tiên chú trọng nâng cao kỹ năng thực tiễn của học viên. Khóa học Data-driven in Digital Marketing mang đến cho học viên kiến thức nền tảng và kỹ năng sử dụng các công cụ digital. Từ những dữ liệu trong chiến dịch, học viên có thể sử dụng công cụ để phân tích và lên kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, khóa học Data Analytics in Business Practice giúp học viên hiểu cách làm sạch dữ liệu, thực hành tóm tắt dữ liệu bằng công cụ PivotTable, trực quan hóa dữ liệu với PowerBI và đưa ra các dự đoán tương lai gần dựa trên dữ liệu trong quá khứ. Các giảng viên dày dạn kinh nghiệm thực tiễn sẽ đồng hành sát sao cùng học viên qua mỗi lớp học bằng các case study thực tế.
Kết
Tóm lại, phương pháp Project-based learning dần trở nên phổ biến trong thế kỷ 21, trang bị cho học viên các kỹ năng, kiến thức và tư duy cần thiết để thành công trong bối cảnh kinh doanh biến động như ngày nay. Bằng cách áp dụng PBL, học viên MBA có thể mở khóa toàn bộ tiềm năng của mình và bắt đầu hành trình học tập và thành công trong tương lai.
PSO (Problem Solving in Organization) là triết lý đào tạo tập trung vào việc trang bị cho học viên khả năng tích hợp kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề cụ thể trong tổ chức, phù hợp với nguồn lực và văn hóa của từng doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng kiến thức cần được áp dụng linh hoạt để tối ưu hóa hiệu quả của quá trình học tập, từ đó thúc đẩy sự phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.
>> Tham gia: Chương trình PSO MBA – Thạc sĩ Kinh doanh từ Đại học Top 1% Thế giới